BREAKING

Friday, December 20, 2013

Công khai về các trường mầm non có phép

Bộ yêu cầu các sở GDĐT phối hợp UBND xã, phường tiến hành rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp tư thục độc lập đang hoạt động trên địa bàn. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường lớp.

Bên cạnh đó địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Tăng cường vai trò của nhân dân trong việc giám sát, phát hiện các nhóm lớp tư thục độc lập hoạt động trái quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ, đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định.


Source : danviet[dot]vn

Thursday, December 19, 2013

Hòa Bình: Ngày hội đọc sách cho trẻ miền núi

Từ tháng 12.2012, Chương trình đã được triển khai tại huyện Đà Bắc (Hòa Bình), gần 2.000 cuốn sách cùng vở viết, đồ dùng học tập, quần áo ấm... đã được dành tặng cho các em học sinh dân tộc tại 2 xã Đồng Nghê và Suối Nánh của Đà Bắc.

Dự kiến sau khi kết thúc dự án tại Hòa Bình, từ tháng 1.2014, Câu lạc bộ Giấc mơ Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động Tủ sách giấc mơ tại Sapa (Lào Cai).

Source : danviet[dot]vn

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu hát Quốc ca trong lễ chào cờ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca.Văn bản do Phó giám đốc Nguyễn Hiệp Thống ký, nêu rõ: "Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và Nhân dân".


Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu các trường nghiêm tục thực hiện việc hát Quốc ca. Ảnh: TL.

Nhưng hiện ở nhiều trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo không hát Quốc ca hoặc thay hát bằng việc nghe nhạc hay nghe lời bài Quốc ca. "Điều đó làm giảm tính trang nghiêm và ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc",văn bản của Sở có đoạn.

Để việc chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca đi vào nề nếp, Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu các trườngmầm non khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca.

Đối với các trường phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, thì trong các lễ chào cờ đầu tuần và các buổi Lễ kỷ niệm, tất cả giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca (có hoặc không có nhạc đệm)

Sở cũng yêu cầu các nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Lễ chào cờ Tổ quốc, tập hát Quốc ca để học sinh, sinh viên hiểu và hát Quốc ca trong Lễ chào cờ Tổ quốc và các buổi Lễ kỷ niệm thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc.

Source : danviet[dot]vn

5 điều không nên “tuyệt đối hóa” khi đi du học

Thứ Sáu, 20/12/2013 - 05:18

5 điều không nên “tuyệt đối hóa” khi đi du học

(Dân trí) - Đi du học là để học thêm những kiến thức mới, có cơ hội làm quen những người bạn mới, biết thêm những văn hóa, phong tục cũng như có những trải nghiệm cần thiết cho bản thân.

Tuy nhiên, để có được những điều ấy thì rất cần đến sự cố gắng trong học tập, tỉnh táo trong vui chơi cũng như không nên “tuyệt đối hóa” việc đi du học là chắc chắn sẽ thành công, sẽ hơn được rất nhiều người, sẽ đứng trên đỉnh cao...

 

“Tuyệt đối hóa” trong suy nghĩ nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến hành động và kết quả đôi khi không như mong đợi. Vì vậy, các bạn cần tránh những suy nghĩ:

 

1. Hễ đi du học là sẽ rất giỏi ngoại ngữ:

 

Ra nước ngoài thì chắc chắn là dùng ngoại ngữ trong học tập, sinh hoạt, vui chơi,.. Nhưng, để giỏi ngoại ngữ lại là một chuyện khác. Nếu không giao tiếp nhiều, không chịu khó đọc, nghe tin tức, tìm hiểu những “ngóc ngách” của ngôn ngữ đó thì không thể giỏi ngoại ngữ được. Đó là còn chưa kể đến việc khi đã lớn tuổi thì việc học thêm một ngoại ngữ sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ em.

 

Hơn nữa, việc phát âm trong tiếng Anh chẳng hạn cũng hoàn toàn khác xa cách phát âm trong tiếng Việt nên không luyện tập thường xuyên thì khó mà thành công trong giao tiếp. Việc ngại giao tiếp với người bản xứ, thích giao tiếp với bạn bè là người Việt hoặc nói tiếng Việt quá nhiều thì giỏi ngoại ngữ còn rất xa vời.

 

Người sử dụng ngoại ngữ chắc chắn sẽ có những sai sót vì ngay cả người bản xứ đôi khi cũng lúng túng trong giải thích hay cho ví dụ về một từ nào đó. Quan trọng nhất là có thể giải quyết được công việc bằng ngoại ngữ. Thành thạo ngoại ngữ lại cần đến nỗ lực, năng khiếu và thời gian. Khi bạn đi du học vài năm thì đó là thời gian không nhiều nên cũng không nên “tuyệt đối hóa” nó, đòi hỏi quá cao ở bản thân để rồi bị áp lực, stress và kết quả chẳng đi đến đâu. Học ngoại ngữ là “mưa dầm, thấm lâu”, bạn nhé.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


2. Sẽ rất giỏi chuyên môn:

 

Chuyên môn, kỹ năng là những yếu tố cần thiết để một người có thể thành công trong công việc. Tuy nhiên, kỹ năng không thể tự nhiên mà hình thành. Nó cũng cần đến thời gian, những nỗ lực của bản thân và việc chấp nhận khó khăn ban đầu để “lao” vào tìm hiểu, giải quyết các vấn đề trong học tập, nghiên cứu.

 

Không những thế, máy móc có hiện đại đến đâu, trang thiết bị có tiên tiến như thế nào thì cũng cần có tác động của con người để giải quyết công việc. Vì vậy, chỉ khi bạn biết kết hợp máy móc với việc thu thập những kinh nghiệm từ giảng viên thì bạn sẽ dần dần tiến bộ.

Cũng như ngoại ngữ, kỹ năng và kỹ xảo trong nghề nghiệp đều cần thời gian cũng như hành động chứ chỉ đi du học mà không hỏi, không làm thì vẫn không thể tiến bộ đâu nhé.

 

3. Có thể tự lo bằng cách đi làm thêm:

 

Nếu được như vậy thì quá tốt. Tuy nhiên, đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc học của bạn. Chẳng hạn quá “say mê” kiếm tiền mà “quên” việc học. Hoặc cũng có thể là ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến bản thân khi làm thêm mà không đăng ký, làm quá thời gian quy định và bị phát hiện.

Làm thêm không có gì sai nhưng chú ý để cân bằng việc học và làm là cần thiết. Đi làm thêm, bạn sẽ trải nghiệm được nhiều điều và có thể chẳng có sách vở nào chỉ dạy. Đó là điều tuyệt vời nhất. Còn tự lo về tài chính thì không đơn giản khi chỉ chờ vào thu nhập từ đi làm thêm và việc “một thân, một mình” khi đi du học ở nơi hoàn toàn xa lạ.

 

4. Cố kết bạn thật nhiều:

 

Có được những người bạn ở xứ người thì sẽ giúp bạn được nhiều điều, làm ấm lòng thêm trong thời gian xa nhà. Tuy nhiên nên “chọn bạn mà chơi” vì bạn nhiều nhưng lại lôi kéo, rồi đi xa con đường học tập đã được vạch ra thì thật nguy hiểm. Hơn nữa, sinh viên nước ngoài cũng không hẳn ai đi du học cũng đều xác định học là nhiệm vụ số 1.

 

Chính vì nhiều tác động xung quanh mà có thể làm họ thay đổi. Khi bạn cùng họ giao lưu, không khéo lại trở thành “cái gai” trong mắt rất nhiều người khác và nhận những đánh giá, nhận xét không tốt của người bản xứ về sinh viên nước ngoài. Quan trọng hơn cả là tình bạn chân thành, dù ít bạn nhưng là những “đôi bạn cùng tiến”, bạn nhé.

 

5. Mọi chuyện đã có người khác lo:

 

Khi sống và học ở nước ngoài thì thường là bạn sẽ nhận được những kế hoạch cụ thể cho từng công việc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ỷ lại vì khi đã có kế hoạch thì cần đến sự chủ động của bản thân mỗi người để thực hiện, để giải quyết. Đôi khi, sự ỷ lại cả về việc bảo quản đồ dùng cá nhân vì nghĩ rằng nếu mất thì cảnh sát sẽ tìm thấy cũng đã gây không ít phiền toái cho nhiều sinh viên nước ngoài.

 

Cẩn thận trong mọi việc vẫn hơn và đừng để bất kỳ những chậm trễ, rắc rối nào xảy ra với bạn chỉ vì tính ỷ lại cũng như trông chờ vào người khác. Thực tế luôn khác xa với những gì bạn đã nghĩ. Vì vậy, đi du học không đơn giản là sẽ “được” tất cả. Và cũng đừng “tuyệt đối hóa” mọi việc để rồi thất vọng. Biết thích nghi, cố gắng và một chút may mắn nữa thì bạn sẽ thành công.

 

Nguyễn Quốc Vỹ

nguyenquocvy@gmail.com – DHS Đức


Source : dantri[dot]com[dot]vn

Wednesday, December 18, 2013

Diễn đàn: Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bị bạo hành?

LTS: Vụ clip bạo hành trẻ em ở Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh ngày 17.12 đang làm phẫn nộ dư luận về sự mất lương tâm của giáo viên mầm non được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, nhìn lại trước đó, đã từng có hàng loạt những vụ bạo hành trẻ mầm non khủng khiếp bị vạch trần, lên án: Vụ bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa (Đồng Nai) ngược đãi trẻ bị kết án 18 tháng tù năm 2008 chưa nguôi xuống thì năm 2011 tại Bình Dương, bảo mẫu Trần Thị Phụng cũng phải nhận mức án 24 tháng tù vì dùng chân chà đạp khi cho trẻ tắm.

Ảnh minh họa từ internet
Những vụ việc này khiến bao nhiêu bà mẹ rơi nước mắt thương cảm, nhưng rồi bạo hành ở nhóm trẻ mẫu giáo, mầm non vẫn cứ diễn ra. Trường mẫu giáo, nơi trẻ bước những bước đầu đời đi học, thay vì được bảo vệ, nâng niu, thì đó lại là nơi các bậc phụ huynh không tin tưởng nhất, và bạo hành trẻ diễn ra nhiều nhất…

Năm 2011 tòa án nhân dân Tân Phú cũng tuyên phạt 4 năm tù giam cho bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ - tại nhóm trẻ Hoa Lan, Tân Phú vì tội đánh bé trai đến…gãy xương, lồi mắt, rách da đầu và nhốt vào thang máy.

Tháng 10.2013 tại nhóm trẻ tư của bà Đinh Phương Loan (Kon Tum), bé Đặng Bảo Long (12 tháng tuổi) bị cô giáo đánh cho gãy cả hai chân.

Nghiêm trọng hơn, vụ án diễn ra vào ngày 17.11.2013 bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đã đạp vào ngực bé trai 18 tháng tuổi gây tử vong…

Ở góc độ mỗi gia đình, các bà mẹ có điều kiện tự tìm giải pháp: tìm tới những trường học chất lượng cao, nơi có lắp camera lớp học để giám sát, tìm osin riêng cho con, nhờ vả ông bà trông giúp, và thậm chí “đút” tiền cho cô giáo để cô nương tay với con mình. Còn những ai không có điều kiện như vậy thì đành phó mặc cho may rủi…

Những ai từng nuôi con nhỏ, hẳn đều hiểu chăm sóc một đứa trẻ vất vả như thế nào, việc bảo vệ trẻ thường bắt đầu từ gia đình, rồi mới tới nhà trường, các cơ quan quản lý, giám sát.

Thay vì chửi bới, thay vì buông xuôi, các ông bố, bà mẹ thông thái hãy cùng bàn các giải pháp để bảo vệ con trẻ.

Chúng ta hãy cùng đóng góp ý kiến, cùng hành động để trẻ được an toàn. Mọi ý kiến hiến kế của độc giả xin gửi về địa chỉ hòm thư baodanviet@gmail.com.

Source : danviet[dot]vn

Chuyện Giáng sinh ở làng quê nước Pháp

Thứ Năm, 19/12/2013 - 10:46

Chuyện Giáng sinh ở làng quê nước Pháp

(Dân trí) - Chia sẻ về ký ức mùa Giáng sinh của một người Pháp với cô bạn du học sinh Việt tại đất nước hình lục lăng.

Giáng sinh đến cũng là lúc Thu vừa kết thúc. Khi cánh đồng nho bắt đầu trụi lá, khoe những thân cây xác xơ thì đâu đó sau những cánh đồi vẫn thấp thoáng sắc xanh của ô-liu.

 

Ngày 4/12, vào lễ thánh Sainte Barbe, mọi người sẽ ươm hạt đậu lăng để trang trí trong cách hang đá. Từ đó cho đến ngày 24, sáng nào người ta cũng đẩy nhau đi xem những hạt mầm đã mọc lên chưa, đôi khi còn phải tưới tắm để thúc chúng lớn nhanh hơn.

 

Không khí Noel đã tràn ngập làng quê Pháp

Không khí Noel đã tràn ngập làng quê Pháp
Không khí Noel đã tràn ngập làng quê Pháp



Ở làng, mọi người vẫn háo hức trong sự yên tĩnh của mùa Giáng sinh, thanh âm nghe rõ nhất có lẽ là tiếng đốm lửa nổ tí tách trong lò sưởi. Giờ mặt trời mọc cũng là lúc lũ ngựa ra đồng và tôi hay bị thức giấc bởi tiếng chúng nán lại máng nước được đặt ngay cửa sổ phòng ngủ.

 

Vẫn nhớ rõ hôm đó trúng vào thứ Ba vì ông hàng thịt lại ghé làng với chiếc xe nhấn còi tin tin. Tôi cứ nhớ mãi Giáng sinh năm ấy vì đó là lần đầu tiên được bà giao phó việc đi mua đồ. Sau hàng thịt di động sẽ là cửa hàng bánh mì thơm nức mũi, đơn giản có vậy thôi nhưng bà chỉ để tôi lên đường khi đã cầm trong tay mẩu giấy nhắc. Có lẽ bà sợ cô cháu gái mải mê ngắm những chiếc cửa sổ nhà hàng xóm được trang trí đủ kiểu mà nhớ sót. Nhưng niềm vui này sao bằng cảm giác vui sướng khi biết những món đồ trên tay sẽ có mặt trong món lẩu thơm lựng của bà.

 

Xong nhiệm vụ sớm, tôi xin bà cho ra đồng giúp các chú trong làng nhặt ô-liu. Với tôi mùa Đông có những món ngon đậm đà hương liệu và vị ngọt của bánh trái, nhưng ngược lại cũng đắng ngắt cái vị ô-liu đen lì lợm bám chặt vào những ngón tay. Biết vậy nhưng lũ trẻ bọn tôi vẫn cứ thích liếm láp.

 

Ngọn

Ngọn

Ngọn

Ngọn

Ngọn gió mistral từ phương Bắc cứ chực táp thẳng vô mặt hòng làm cản trở, nhưng chúng tôi vẫn làm việc hăng say. Cả bọn cho ô liu chất đầy rơmoóc rồi vắt vẻo theo xe các chú đến nơi có cối xay, chờ xem những công đoạn tiếp theo.

 

Tôi lắng nghe chăm chú mỗi lời chỉ dẫn của các chú, đơn giản vì biết sẽ không một ai khác trên đời lãnh trách nhiệm kể lại với bà những điều tai nghe mắt thấy về trải nghiệm này. Tự nhiên thấy mình tự do và người lớn tuyệt đối, chắc tại chỉ vài ngày nữa thôi lại thêm tuổi mới.

 

Sylvie Planchon-UEVF


Source : dantri[dot]com[dot]vn

Giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo sư phạm

Theo đó, Bộ yêu cầu riêng đối với ngành sư phạm, để đảm bảo cân đối cung-cầu nhân lực của ngành và khả năng bố trí ngân sách nhà nước cho đào tạo sư phạm chính quy, các trường phải đăng ký chỉ tiêu đào tạo năm 2014 theo xu hướng giảm dần so với năm trước.

Ngoài ra, các trường đăng ký chỉ tiêu phải đảm bảo cân đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giảng viên giảng dạy theo chuyên ngành.


Source : danviet[dot]vn

Từ vụ bạo hành trẻ: Áp lực cao, càng phải yêu trẻ

Công việc quá áp lực

Tôi đã công tác trong ngành giáo dục mầm non hơn 15 năm, tôi hiểu rõ tất cả những áp lực, khó khăn, đòi hỏi của một cô giáo mầm non là như thế nào. Nếu như một người mẹ ở nhà chỉ chăm 1 – 2 đứa con đã nhiều lần phải phát khùng lên khi trẻ ương bướng, không chịu ăn, ngủ đúng giờ, thì chúng tôi phải chịu gấp 10 lần áp lực ấy.

Một giờ chơi xếp hình của trẻ Trường Mầm non huyện Đông Anh (Hà Nội).
Một giờ chơi xếp hình của trẻ Trường Mầm non huyện Đông Anh (Hà Nội).
Vất vả nhất là những tháng đầu tiên nhận trẻ mới. Khoảng thời gian này, trẻ khóc rất nhiều, thậm chí có những bé không khóc nhưng nhìn bạn khóc là khóc theo, cả lớp như một... dàn đồng ca inh tai nhức óc. Các cô phải cố gắng hướng sự chú ý của trẻ vào một hoạt động nào đó. Thường thì cho trẻ xem hoạt hình, ca nhạc, hoặc đưa cho trẻ món đồ chơi có âm thanh, biết di chuyển để trẻ quên đi nỗi nhớ mẹ.

Để trẻ vào nền nếp với việc ăn uống, ngủ nghỉ ở lớp là cả một quá trình rèn giũa hết sức kiên trì của các cô. Xem clip thấy mấy cô bảo mẫu đánh trẻ khi cho ăn, tôi cho rằng các cô có vấn đề về sư phạm (dù nghe nói chủ trường đã học đại học ngành mầm non) bởi cho trẻ ăn cũng phải có phương pháp.

Trẻ cần được tập thể dục, dạy múa hát, chơi trò chơi, nghe kể chuyện... các hoạt động sẽ làm bé mất nhiều năng lượng và nhanh đói. Chính vì thế các bữa ăn sẽ được trẻ đón nhận hào hứng hơn. Các bé sẽ được tập ăn nghiêm túc ở bàn ăn, khẩu phần ăn được chia đều, các cô khuyến khích các bé tự ăn bằng cách hô hào cả lớp cùng ăn, bé nào xúc ăn giỏi được cô khen, thi đua xem ai ăn nhanh, xong trước sẽ được cô thưởng cho chơi một món đồ chơi đặc biệt của lớp...

Cần phối hợp cả bố mẹ và nhà trường

Tuy nhiên, các bữa ăn không phải lúc nào cũng suôn sẻ, rất nhiều bé chỉ tự xúc ăn được một lúc, có bé không tự xúc ăn được mà phải nhờ đến cô. Các cô sẽ bón cơm 1 vòng cho từng bé, nếu bé có thói quen ngậm, cô sẽ không ép bé ăn thêm, nếu ngậm quá lâu cô sẽ yêu cầu bé nhả miếng cơm trong miệng ra để ăn miếng khác. Nếu bé ương bướng không chịu nghe lời thì sẽ phạt cho đứng góc lớp giơ cao tay trong vòng vài phút, khi nào chịu nghe lời sẽ phải nói xin lỗi cô để ra ăn tiếp. Khi một bé bị phạt, các cô hỏi các bé còn lại về nguyên nhân bị phạt để các bé nhận thức dần. Nguyên tắc là không bắt bé đứng phạt quá lâu. Nếu bé nhất định không chịu ăn thì chắc chắn có nguyên nhân. Cô sẽ không ép mà để bé ăn bù vào bữa chiều bằng cháo, súp hoặc sữa...

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: “Hành vi thô bạo đối với học sinh là không thể chấp nhận được. Đó không chỉ là hành vi phi giáo dục, mất đạo đức nhà giáo, mà còn cần phải xử lý hình sự . Cơ quan chức năng phải xử lý mạnh tay để đủ sức răn đe”. Cũng theo ông Nhĩ, trong khi các trường mầm non công lập không thể đáp ứng nhu cầu gửi trẻ thì trường tư, nhóm lớp vẫn không thể không có. Bộ GDĐT nên nghĩ đến việc xã hội hóa giáo dục mầm non bằng cách yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, khu đô thị mới… phải xây dựng trường mầm non đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người lao động.
Nguyễn Thiêm Đối với việc vệ sinh cá nhân, hầu như ở lứa tuổi 2 – 3, các bé chưa biết cách tự đi vệ sinh hoặc nhờ người lớn giúp. Các cô dặn trẻ khi buồn đi vệ sinh phải nói với cô: “Cô ơi cho con ngồi bô”. Tuy vậy, cứ khoảng 30- 45 phút các cô lại khua trẻ đi vệ sinh một lượt. Tháng đầu, rất nhiều trẻ tè, ị ra quần nhưng sau đó tình trạng này hoàn toàn chấm dứt ở lớp.

Cũng có những trường hợp bé quá ương bướng, quậy phá, đánh bạn... mà phạt nhiều lần khiến bé nhờn thì cũng phải nghiêm khắc hơn bằng cách nẻ vào mông hay bàn tay bé. Nhưng việc làm này là vô cùng hi hữu. Chính vì vậy, giáo viên đòi hỏi phải có kỹ năng chăm trẻ và dạy trẻ thật tốt. Nhưng có một điều tôi cho rằng luôn đúng: Nếu giáo viên mầm non mà không thực sự yêu trẻ thì không thể làm được nghề này.

Điều đáng nói là cha mẹ ít khi phối hợp với cô giáo trong việc rèn trẻ. Ở nhà, rất nhiều bé được chiều, ăn ngủ không đúng giờ. Vì thế, cứ ở lớp cô rèn, về nhà bé lại theo nếp cũ nên đến lớp hay mè nheo. Tôi nghĩ rằng trong các giải pháp bảo vệ trẻ, cần có giải pháp về hướng dẫn phụ huynh cùng tham gia rèn trẻ, để trẻ tự lập và hiểu cách phối hợp ở lớp, ở nhà.

Một số vụ bạo hành trẻ

Năm 2008, bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa (Đồng Nai) ngược đãi trẻ (đánh, tát ...) bị kết án 18 tháng tù.
Năm 2011 tại Bình Dương, bảo mẫu Trần Thị Phụng phải nhận mức án 24 tháng tù vì dùng chân chà đạp khi cho trẻ tắm.
Năm 2011, Tòa án nhân dân huyện Tân Phú (Đồng Nai) tuyên phạt 4 năm tù giam đối với bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ (nhóm trẻ Hoa Lan, Tân Phú) vì tội đánh bé trai đến… gãy xương, lồi mắt, rách da đầu và nhốt vào thang máy.
Tháng 10.2013 tại nhóm trẻ tư của bà Đinh Phương Loan (Kon Tum) bé Đặng Bảo Long (12 tháng tuổi) bị cô giáo đánh gãy cả 2 chân.
Nghiêm trọng hơn là vụ án diễn ra vào ngày 17.11.2013, bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (Thủ Đức, TP. HC M) đã đạp ngực bé trai 18 tháng tuổi gây tử vong….

Source : danviet[dot]vn

Hàng chục nghìn học sinh Tây Bắc nghỉ học tránh rét

Những ngày qua, tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc đã có đợt rét đậm, rét hại, trong đó có đợt mưa tuyết kéo dài chưa từng có từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai và xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), đã ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe nhân dân trong khu vực.

Trước những diễn biến của thời tiết và nhiệt độ xuống thấp kéo dài nhiều nơi ở mức 4-5 độ C, thậm trí ở Sapa xuống tới - 3 độ C, nên các sở GDĐT các tỉnh Lào Cai, Lai Châu đã quyết định cho học sinh nghỉ học ở nhà để tránh rét, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trẻ mầm non ở Bát Xát, Lào Cai đã được cho nghỉ học tránh rét.
Trẻ mầm non ở Bát Xát, Lào Cai đã được cho nghỉ học tránh rét.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ chiều tối ngày Chủ nhật (15.12) đã xuất hiện mưa tuyết kéo dài và rơi rất dày ở các huyện Sapa, Bát Xát... với nhiệt độ dưới 0 độ C, còn tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương nhiệt độ cũng xuống đến 4-5 độ C.

Vì vậy, ngày 16.12, Phòng Giáo dục huyện Sapa cũng cho phép 11.000 học sinh của 63 trường học trên địa bàn, gồm 20 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 21 trường THCS và phổ thông dân tộc bán trú THCS cho học sinh tạm thời nghỉ học trong 2 ngày (16-17.12), chờ thời tiết ấm lên sẽ tiếp tục đi học.

Còn tại huyện Bát Xát, Phòng Giáo dục cũng căn cứ vào thời tiết đã cho 10.000 học sinh của 44 trường của các xã Ý Tý, A Lù, Ngải Thầu, Dền Thàng, Pa Cheo nghỉ học. Huyện Bắc Hà cho học sinh các trường ở xã Tả Van Chư, Bản Gìa, Lùng Phình, Lùng Cải nghỉ học tránh rét.

Ông Nguyễn Anh Ninh - Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai cho biết đã chỉ đạo hiệu trưởng các trường học trên địa bàn được phép quyết định cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C với học sinh tiểu học, mầm non và dưới 7 độ C đối với học sinh trung học cơ sở; đồng thời trường học tăng cường các biện pháp chống rét cho học sinh, giúp các em đảm bảo sức khỏe bước vào kỳ thi hết học kỳ I. Được biết, Sở đã trang bị 170 chăn ấm cho học sinh huyện Si Ma Cai và hàng ngàn phần quà cho các em vùng cao để tăng cường chống rét.

Còn tại Lai Châu, từ ngày 16.12, đã có trên 8.500 học sinh tiểu học và mầm non, tập trung ở những vùng núi cao Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường được cho nghỉ học vì rét đậm, rét hại. Sở GDĐT đã chỉ đạo phòng GDĐT các huyện, thị và hiệu trưởng các trường căn cứ tình hình thời tiết, cơ sở vật chất trường lớp, linh hoạt trong việc phòng chống rét cho học sinh và bố trí thời gian học tập của học sinh cho hợp lý, trong đó các trường được chủ động quyết định cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học theo quy định khi thời tiết rét đậm, rét hại.


Source : danviet[dot]vn

Diễn đàn: Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bạo hành?

LTS: Vụ clip bạo hành trẻ em ở Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh ngày 17.12 đang làm phẫn nộ dư luận về sự mất lương tâm của giáo viên mầm non được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, nhìn lại trước đó, đã từng có hàng loạt những vụ bạo hành trẻ mầm non khủng khiếp bị vạch trần, lên án: Vụ bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa (Đồng Nai) ngược đãi trẻ bị kết án 18 tháng tù năm 2008 chưa nguôi xuống thì năm 2011 tại Bình Dương, bảo mẫu Trần Thị Phụng cũng phải nhận mức án 24 tháng tù vì dùng chân chà đạp khi cho trẻ tắm.

Ảnh minh họa từ internet
Những vụ việc này khiến bao nhiêu bà mẹ rơi nước mắt thương cảm, nhưng rồi bạo hành ở nhóm trẻ mẫu giáo, mầm non vẫn cứ diễn ra. Trường mẫu giáo, nơi trẻ bước những bước đầu đời đi học, thay vì được bảo vệ, nâng niu, thì đó lại là nơi các bậc phụ huynh không tin tưởng nhất, và bạo hành trẻ diễn ra nhiều nhất…

Năm 2011 tòa án nhân dân Tân Phú cũng tuyên phạt 4 năm tù giam cho bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ - tại nhóm trẻ Hoa Lan, Tân Phú vì tội đánh bé trai đến…gãy xương, lồi mắt, rách da đầu và nhốt vào thang máy.

Tháng 10.2013 tại nhóm trẻ tư của bà Đinh Phương Loan (Kon Tum), bé Đặng Bảo Long (12 tháng tuổi) bị cô giáo đánh cho gãy cả hai chân.

Nghiêm trọng hơn, vụ án diễn ra vào ngày 17.11.2013 bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đã đạp vào ngực bé trai 18 tháng tuổi gây tử vong…

Ở góc độ mỗi gia đình, các bà mẹ có điều kiện tự tìm giải pháp: tìm tới những trường học chất lượng cao, nơi có lắp camera lớp học để giám sát, tìm osin riêng cho con, nhờ vả ông bà trông giúp, và thậm chí “đút” tiền cho cô giáo để cô nương tay với con mình. Còn những ai không có điều kiện như vậy thì đành phó mặc cho may rủi…

Những ai từng nuôi con nhỏ, hẳn đều hiểu chăm sóc một đứa trẻ vất vả như thế nào, việc bảo vệ trẻ thường bắt đầu từ gia đình, rồi mới tới nhà trường, các cơ quan quản lý, giám sát.

Thay vì chửi bới, thay vì buông xuôi, các ông bố, bà mẹ thông thái hãy cùng bàn các giải pháp để bảo vệ con trẻ.

Chúng ta hãy cùng đóng góp ý kiến, cùng hành động để trẻ được an toàn. Mọi ý kiến hiến kế của độc giả xin gửi về địa chỉ hòm thư baodanviet@gmail.com.

Source : danviet[dot]vn

Có một tình yêu như thế!

Thứ Năm, 19/12/2013 - 00:08

Có một tình yêu như thế!

(Dân trí) - Anh là học viên của trường sĩ quan đặc công ở Hà Nội, cô là sinh viên tận Thành phố Hồ Chí Minh. Hai người ở hai đầu tổ quốc, gặp nhau tình cờ thông qua một vài bình luận của một trang facebook...

Cách bình luận với lí lẽ sắc bén của anh đã “đánh gục” một cô bé yêu văn như cô. Họ kết bạn để rồi nhận ra là đồng hương với nhau. Những cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội hay đơn giản chỉ là một quan điểm, một suy nghĩ,… đã làm cho cuộc nói chuyện của họ kéo dài và trở nên thân nhau, rồi yêu nhau tự lúc nào?

 

Sau những tất bật thường ngày, cô lại cầm khư khư điện thoại chờ tin nhắn của anh. Chỉ là những cuộc trò chuyện ngắn, những câu hỏi thăm nhưng cũng làm cho cô cảm thấy hạnh phúc. Cô hiểu và sẻ chia những vất vả của anh. Cô đọc được tâm sự của anh qua một tiếng thở dài. Cứ như thế tình yêu của họ lớn dần theo thời gian.

 

Có một tình yêu như thế!
Tháng ngày yêu xa với bao giận hờn có lúc khiến họ mệt nhoà. Kẻ Bắc, người Nam… Ảnh minh họa: Internet



Tháng ngày yêu xa với bao giận hờn có lúc khiến chúng họ mệt nhoà. Kẻ Bắc, người Nam , anh lại là học viên của trường quân đội với những quy định khắt khe nên việc liên lạc cũng có phần hạn chế. Bạn bè nói đó là tình yêu ảo và không ủng hộ cho mối quan hệ này. Ba mẹ ngăn cấm, bởi anh là bộ đội, sau này lấy nhau, sợ cô sẽ khổ.

 

Có những đêm nước mắt cô lăn dài trên má với ngổn ngang trong suy nghĩ và hỗn độn trong tâm trạng. Để có được niềm tin và sự chấp thuận của ba mẹ không phải là chuyện giản đơn. Một bên hiếu quá nặng, một bên tình quá sâu, khiến cô khó xử. Cô buồn, anh đau. Cô chấp nhận buông tay anh để làm tròn chữ hiếu với gia đình.

 

Bầu trời trước mặt anh như sụp đổ. Bao nhiêu cố gắng của anh xem như dã tràng xe cát. Những kì nghỉ phép, dịp Tết được về quê, anh tranh thủ qua nhà cô chơi để thuyết phục ba mẹ. Ấy vậy mà… Những lời hứa, những bức tranh về ngôi nhà và những đứa trẻ dang dở. Anh nuốt nước mắt vào trong và lao đầu vào học.

 

Năm cuối, với biết bao bận rộn: nào là diễn tập dưới cái lạnh cắt da cắt thịt,  nào là ôn thi tốt nghiệp dưới cái nóng như thiêu như đốt, trông anh tiều tuỵ đi rất nhiều. Cứ những tưởng thời gian sẽ làm nguôi ngoai hình ảnh cô trong lòng anh, nhưng hoàn toàn ngược lại. Anh vẫn nhớ cô da diết. Bức ảnh cô với nụ cười hiền, đôi mắt long lanh và mái tóc dài vẫn được anh cất giữ cẩn thận. Những lúc buồn, ngồi một mình, anh lại lấy hình cô ra ngắm. Nụ cười hoà lẫn với nước mắt. 

 

Ngày trở về, bước xuống sân ga, anh đảo mắt nhìn xung quanh, mong tìm một hình bóng quen thuộc nhưng vô vọng. Ngồi trên xe buýt, những kỉ niệm oà về trong tâm trí anh. Một chút đau, một chút xót xa, một chút tiếc nuối thoáng qua…. Hít một hơi thật dài, anh tự nhủ: ngủ ngoan nhé, tình đầu của tôi!

 

Mùa đông tới, họ sẽ lại nắm tay nhau đi chung trên một con đường - Ảnh minh họa: Internet
Mùa đông tới, họ sẽ lại nắm tay nhau đi chung trên một con đường - Ảnh minh họa: Internet



Buộc phải buông tay một người khi trong lòng vẫn yêu rất nhiều quả là một điều đau khổ với bất kì ai. Cô không khóc nhưng lòng đau rất nhiều. Cô lao đầu vào học tập và làm việc. Những ngày cuối tuần, những ngày lễ cô giam mình trong phòng. Những món quà anh tặng, cô vẫn cất giữ cẩn thận. Hũ hạc giấy cùng với sao may mắn vẫn đặt bên cạnh tấm hình anh mặc quân phục, bên trên là một bức tranh do bàn tay cô thêu. Cô gọi đó là góc kỉ niệm. Mỗi tối trước khi ngủ, cô thầm chúc anh ngủ ngon và mỗi sáng, chúc anh ngày mới vui vẻ và học tập tốt. 

 

Cứ như thế, thời gian lặng lẽ trôi, hai người ở hai đầu nỗi nhớ. Không điện thoại, không tin nhắn nhưng vẫn quan tâm nhau thông qua những người bạn. Nước mắt cô rơi khi biết công việc của người mới ra trường với bao vất vả đã làm anh gầy đi. Anh đau xót khi biết tin cô nhập viện. Anh muốn được ở bên chăm sóc cho cô nhưng vì công việc nên anh không thể.

 

Chuông điện thoại reo, cô nhấc máy và oà khóc. Đã hai năm rồi cô không được nghe giọng nói của anh, vẫn ấm áp như ngày nào. Đã hai năm rồi cô không nhận được những lời yêu thương từ anh. Cô khóc vì nhớ, vì những chịu đựng vỡ oà mà bấy lâu nay cô cố kìm nén. Những tiếng nấc trong điện thoại như những mũi kim đâm tan nát lòng anh. Anh cũng nhớ cô nhiều. 

 

Anh thu xếp công việc và tranh thủ thời gian cuối tuần vào thăm cô. Nhìn khuôn mặt lo lắng của anh, khiến cô thật sự đau lòng. Mặc dù đang rất mệt nhưng cô vẫn ngồi dậy để được anh ôm vào lòng, để tìm lại hơi ấm nơi anh, tìm lại sự chở che từ anh. Khẽ lau giọt nước mắt đang lăn dài trên má cô, anh thì thầm: anh sẽ không bao giờ buông tay em nữa đâu. Có lẽ, không có ngôn từ nào diễn tả hết sự hạnh phúc đang tràn ngập trong cô.

 

Anh phải trở về đơn vị để tiếp tục công việc, sức khoẻ của cô cũng khá lên nhiều. Ngày ra viện, không có anh đến đón nhưng nụ cười tươi tắn vẫn nở trên môi cô bởi niềm vui, niềm hạnh phúc tăng lên gấp bội khi ba mẹ cô “đã đầu hàng” với tình yêu chân thành của anh. 

 

Chiều. Những cơn gió mùa đông Bắc đã chạm tới đầu ngõ. Những hạt mưa phùn giăng trắng cả khoảng sân. Mùa đông lại về. Vậy là tình yêu của họ đã đi qua 5 mùa đông. Mùa đông tới, họ sẽ lại nắm tay nhau đi chung trên một con đường. “Bình yên và thật ấm áp anh nhé. Em sẽ chờ anh!”.

 

Những ngày cuối tuần, những ngày lễ cô giam mình trong phòng. Những món quà anh tặng, cô vẫn cất giữ cẩn thận. Hũ hạc giấy cùng với sao may mắn vẫn đặt bên cạnh tấm hình anh mặc quân phục, bên trên là một bức tranh do bàn tay cô thêu. Cô gọi đó là góc kỉ niệm. Mỗi tối trước khi ngủ, cô thầm chúc anh ngủ ngon và mỗi sáng, chúc anh ngày mới vui vẻ và học tập tốt...
 
*Bài viết tham dự “Chân dung người lính” – cuộc thi viết về anh bộ đội cụ hồ của cộng đồng DHS VN tại LB Nga

 

Bạch Dương (SVIrk)


Source : dantri[dot]com[dot]vn

Bộ GD-ĐT yêu cầu làm rõ vụ bảo mẫu đánh trẻ tàn độc

Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM khẩn trương làm rõ vi phạm, trách nhiệm để xảy ra vụ việc 2 bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh hành xử một cách độc ác, tàn nhẫn như: bóp cổ, dí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt... trẻ.

Liên quan đến vụ đày đọa trẻ mầm non gây chấn động dư luận tại trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM), chiều 17.12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thị Nghĩa đã ký văn bản gửi Giám đốc sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu báo cáo vụ việc này.

Các “cô giáo” của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh tát cháu nhỏ được gửi tại cơ sở này. Ảnh: Tuổi trẻ
Các “cô giáo” của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh tát cháu nhỏ được gửi tại cơ sở này.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ mức độ vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với sự việc nêu trên và xử lý theo quy định. Trước ngày 19.12, Sở GD-ĐT TP HCM phải báo cáo về Bộ quá trình và kết quả triển khai thực hiện các yêu cầu trên.

Trước đó, báo chí đã đăng tải hình ảnh các “cô giáo” của cơ sở mầm non tư thục Phương Anh hành xử một cách độc ác, tàn nhẫn với trẻ gửi ở cơ sở này. Theo đó, có 2 bảo mẫu đã có những hành động như: bóp cổ, dí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt... các cháu nhỏ được gửi tại cơ sở này trong giờ cho ăn giữa bữa.

Những hình ảnh này đã gây “sốc” nặng cho các phụ huynh cũng như dấy lên phản ứng dữ dội của dư luận.

Source : danviet[dot]vn

Chuyên gia chia sẻ cách nhận biết trẻ bị bạo hành tại lớp Từ vụ bảo mẫu bạo hành trẻ: Phụ huynh - Hãy đừng chỉ chửi bới

“Mấy bữa nay vụ việc hành hạ trẻ con dã man tàn nhẫn vô lương tâm của trường mầm non tư thục Phương Anh đăng khắp các mặt báo, chỉ dám đọc một vài bài, thấy mấy tấm ảnh thế này thì ngưng không can đảm để mà đọc nữa. Nghe nói có quay lại được cả clip mà cũng chẳng dám mở xem.


Tự hỏi tại sao nhiều bà mẹ gửi con suốt bao lâu mà chẳng nhận ra con mình bị hành hạ, để rồi mỗi sáng lại đẩy con vào cái nhà tù địa ngục kiêm trung tâm tra khảo ấy!!!

Nhìn lại con cháu của mình ở nhà, nó bị một con muỗi cắn đỏ da xíu thôi mình nhìn cũng đã xót. Huống hồ bài báo tường thuật họ tán bôm bốp vào mặt đứa nhỏ, bóp cổ nó, bịt mũi nó rồi đút cơm cho nuốt. Nó có tự vệ được đâu, có đứa còn chưa biết nói.

Thật sự để bảo vệ con, các mẹ phải TINH Ý khi gửi khúc ruột của mình. Nếu đứa bé có những dấu hiệu sau phải thật cảnh giác để đứa con bé bỏng của mình khỏi phải ám ảnh trong từng muỗng cơm giấc ngủ:

Dấu hiệu tâm lý:

Biểu hiện 1: Bé luôn gào khóc không muốn vào lớp dù đã qua tuần lễ làm quen đầu tiên. Bé lớn hơn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường!".

Từ vụ bảo mẫu bạo hành trẻ: Phụ huynh - Hãy đừng chỉ chửi bớiBiểu hiện 2: Bé thể hiện sự sợ hãi khi thấy cô giáo. Không nhìn thấy cô thì có thể im nhưng hễ thấy cô là bé hốt hoảng hay kêu khóc.

Biểu hiện 3: Bé lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu, dễ thét, dễ bùng nổ cảm xúc.

Biểu hiện 4: Bé thấy cơm là sợ hãi. Hoặc ở nhà thì ăn nhưng vào lớp hay bị cô méc là bé biếng ăn, bé hất cơm.

Biểu hiện 5: Bé hay gặp ác mộng, thường xuyên giật mình nửa đêm rồi ngồi khóc.

Dấu hiệu sinh lý:

Bé có vết bầm trên người, vết xước, đầu bị u (nên xoa đầu trẻ hỏi trẻ có đau không?)

Nếu trẻ lớp chồi hay lớp lá đã biết nói, nên thường xuyên tập cho trẻ kể chuyện ở lớp, ở trường.

Nếu trẻ còn quá bé, không biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con (giữa giờ nghỉ trưa, thậm chí giữa giờ làm việc, giữa giờ ăn) với lý do đem sữa/thuốc/đồ thay cho bé.

Mình rất hay quan sát biểu hiện của bé (đứa cháu nhỏ) trước khi đến lớp xem bé có hoảng sợ hay gào khóc không. Cơ thể có vết gì lạ là phải kêu mẹ nó hỏi cô ngay và xem độ hợp lý của câu trả lời và độ thường xuyên của những vết lạ đó.

Cháu lớn (lớp lá) thì ngày nào mình cũng hỏi chuyện để tập cho bé kể chuyện ở lớp cho mình nghe. Hướng dẫn bé kể cho mình biết khi ở trường bị phạt hay bị đánh.

Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ. Trong khi chờ đợi cơ quan quản lý giáo dục kiểm soát được các cơ sở mầm non đặc biệt là mầm non tư thục, trong khi chờ đợi chính quyền địa phương và pháp luật vươn bàn tay nghiêm minh, cha mẹ hãy tìm cách tự bảo vệ con mình trước!”

Source : danviet[dot]vn

Tuesday, December 17, 2013

“My Cool Việt Nam” - Ấm áp Giáng sinh sớm

Thứ Tư, 18/12/2013 - 10:32

“My Cool Việt Nam” - Ấm áp Giáng sinh sớm

(Dân trí) - (Dân trí) - Ngày Giáng sinh đích thực chưa đến, nhưng dường như ông già Noel đã gõ cửa những người Việt trẻ tại Leipzig, Đức trong đêm hội đặc biệt được chờ đợi nhất mùa đông này.

My Cool Việt Nam”  là chương trình giao lưu thường niên của du học sinh Việt Nam tại thành phố Leipzig, được tổ chức vào dịp chào đón giáng sinh và năm mới. Lần thứ 7 tổ chức, chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên, thanh niên Việt Nam cũng như con em kiều bào trong khu vực.

 

Một không gian đậm màu sắc Việt Nam đã xuất hiện giữa lòng nước Đức khi mà My Cool Việt Nam là tổng thể của những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc hướng về quê hương đất nước. Tất cả đã được những bạn trẻ nơi đây lên kế hoạch, luyện tập, chuẩn bị từ hàng tháng trước. Cùng với 200 khán giả trẻ, nhiều đại diện các đoàn hội của người Việt cũng đã có mặt, khiến cho đêm hội càng trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn.

 

Múa nón “Việt Nam Quê hương tôi” mở màn cho đêm hội đậm chất Việt Nam giữa nước Đức xa xôi
Múa nón “Việt Nam Quê hương tôi” mở màn cho đêm hội đậm chất Việt Nam giữa nước Đức xa xôi



Nguyễn Trung Kiên (PCT Hội SVVN tại TP Leipzig, đồng thời cũng là PCT Hội SVVN tại CHLB Đức), thành viên BTC chia sẻ: “Có thể nói, đây là một trong những chương trình quan trọng nhất của Hội SVVN tại Leipzig hàng năm, vì thế bọn mình đã rất nỗ lực, cố gắng để có mang đến một bầu không khí quê nhà trong mùa giáng sinh ở xứ người.

 

Là một thành phố có số lượng lớn người kiều bào và du học sinh Việt Nam sinh sống, học tập, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong những dịp lễ, Tết luôn là mối quan tâm của cả cộng đồng tại Leipzig. “Với  My Cool Việt Nam và những chương trình trong dịp năm mới, Tết cổ truyền sắp tới, chúng mình hi vọng sẽ là những chất kết dính tình cảm, tình đoàn kết, thân ái của những người Việt xa nhà” – Kiên nói thêm.

 
Một vài hình ảnh về chương trình Giáng sinh sớm của người Việt trẻ tại Leipzig:
 
Chương trình còn thu hút cả những người bạn đến từ các thành phố khác như Berlin, Halle ...
Chương trình còn thu hút cả những người bạn đến từ các thành phố khác như Berlin, Halle ...

Tiếng đàn bầu thánh thót... trong đêm đông của trời Âu
Tiếng đàn bầu thánh thót... trong đêm đông của trời Âu

BTC Chương trình tặng hoa và quà cảm ơn khách mời và các nhà tài trợ
BTC Chương trình tặng hoa và quà cảm ơn khách mời và các nhà tài trợ

Cùng trổ tài văn nghệ
Cùng trổ tài văn nghệ

Các trò chơi hâm nóng cả hội trường
Các trò chơi hâm nóng cả hội trường

Hào hứng với vé số trúng thưởng trong chương trình bốc thăm may mắn
Hào hứng với vé số trúng thưởng trong chương trình bốc thăm may mắn

Những chàng trai gốc Việt đang phiêu với ca khúc accoustic tiếng Anh
Những chàng trai gốc Việt đang phiêu với ca khúc accoustic tiếng Anh

Họ đã có một đêm hội đáng nhớ và nhiều ý nghĩa
Họ đã có một đêm hội đáng nhớ và nhiều ý nghĩa

Những món ăn đậm chất Việt Nam luôn đắt hàng
Những món ăn đậm chất Việt Nam luôn đắt hàng

 

Bài: Hải Nam

Ảnh: Anh Tuấn (Từ Leipzig, Đức)


Source : dantri[dot]com[dot]vn

Du học trên đất nước của Nelson Mandela

Thứ Tư, 18/12/2013 - 07:49

Du học trên đất nước của Nelson Mandela

(Dân trí) - Nelson Mandela được biết đến như một huyền thoại, biểu tượng cho khát vọng tự do, hòa giải dân tộc, đấu tranh hết mình vì một Nam Phi ổn định, phát triển như ngày nay, khiến nhiều quốc gia phải nể phục, trong đó có lĩnh vực giáo duc.

Hệ thống giáo dục

 

Nam Phi là đất nước có nền chính trị, kinh tế phát triển nhất nhì của châu Phi. Chính phủ Nam Phi rất coi trọng tới giáo dục đào tạo, mỗi năm chi khoảng 20 -25% ngân sách cho lĩnh vực này. Điều đặc biệt là hệ thống giáo dục ở Nam Phi được đánh giá rất cao về chất lượng. Nam Phi có hơn 21.000 trường phổ thông cơ sở và PTTH, 21 trường Đại học lớn. Ngoài ra, hệ thống các trường Cao đẳng và dạy nghề được bố trí ở khắp các tỉnh thành và các vùng trong cả nước. Hệ thống giáo dục đào tạo của Nam Phi có khả năng tiếp nhận hơn 12 triệu học sinh, sinh viên.

 

Những trường đại học ở Nam Phi nằm trong top đầu châu Phi và đáp ửng chuẩn châu Âu. Ảnh: Internet
Những trường đại học ở Nam Phi nằm trong top đầu châu Phi và đáp ửng chuẩn châu Âu. Ảnh: Internet



Điều đáng nói là tại đây, bằng cấp, chương trình học, bao gồm cả giáo trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập đều được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu và quốc tế.

 

Chi phí

 

Đáng chú ý hơn là chi phí du học ở Nam Phi thấp rất nhiều so với các nước châu Âu, châu Mỹ hay Singapore . Nam Phi áp dụng mức học phí dành cho cấp đại học khá “bình dân”, dao động từ 1.000 – 2.000 USD/năm. Như vậy, nếu du học ở Nam Phi, bạn chỉ phải trả một mức học phí bằng khoảng 1/2 các nước khác có cùng hệ thống giáo dục. Còn sinh hoạt phí thì chỉ từ 250$ mà thôi.

 

Ngoại khóa

 

Học ở Nam Phi, bạn sẽ có những trải nghiệm lý thú với các hoạt động ngoại khóa thường xuyên được tổ chức đan xen với chương trình học. Thay vì phải gò lưng trên giảng đường một ngày 4 tiếng (từ 9h tới 13h), bạn sẽ thường xuyên có những buổi học ngoài trời, những chuyến đi dã ngoại, thăm bảo tàng, di tích, triển lãm…

 

Phương pháp học này khiến teen dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Chưa hết, mỗi lớp học ở các trường đại học tại đây thông thường chỉ có khoảng... 5 người! Mỗi sinh viên sẽ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giáo viên và mối quan hệ giữa những người bạn cùng lớp cũng được thắt chặt hơn rất nhiều.

 
Ngôn ngữ
 
Bạn e ngại về ngôn ngữ ở Nam Phi? Đừng lo lắng, vì tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giảng dạy ở các trường đại học nên chỉ cần sở hữu một vốn tiếng Anh khá khẩm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bên cạnh đó, Nam Phi còn là một quốc gia đa sắc tộc với khoảng 10 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến. Chính vì thế, học tập ở Nam Phi còn giúp bạn có thêm cơ hội học nhiều ngoại ngữ khác đấy!
 

Nam Phi đầy những điều quyến rũ không chỉ với du khách. Ảnh: Internet.

Nam Phi đầy những điều quyến rũ không chỉ với du khách. Ảnh: Internet.
 
Cuộc sống
 

Đối với những người dự định nghiên cứu về môi trường, tự nhiên, xã hội… thì Nam Phi là lựa chọn phù hợp. Quốc gia này có hệ sinh thái phong phú với hơn 580 khu bảo tồn thiên nhiên cùng nhiều động vật hoang dã như: báo, sư tử, voi, tê giác…

 

Người dân Nam Phi luôn mỉm cười thân thiện. Hầu hết những ai đã từng đặt chân đến Nam Phi đều nhận xét rằng cuộc sống ở đây rất dễ chịu, cơ sở hạ tầng hiện đại nhưng mức sinh hoạt phí rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu.

 

Trải nghiệm
 

Thủ đô Nam Phi là một đô thị văn hóa tầm cỡ quốc tế là Cape Town cùng với vùng hoang dã chưa bị khai phá chỉ có ở Châu Phi. Du học Nam Phi bạn sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ du lịch truyền thống. Là một sinh viên học dài hạn ở đây, bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên đa dạng trên đất nước này khi thẳng tiến vào những bụi rậm trong một chuyến đi săn, học cách lướt sóng trên các bãi biển của Ấn Độ Dương, và leo lên đỉnh núi Bàn.

 

Bạn sẽ có cơ hội khám phá lịch sử Nam Phi trong những chuyến tham quan đảo Robben và Lâu đài Hảo Vọng, lẫn vào dòng người địa phương ở chợ Bo Kaap và bên ánh lửa hồng của bữa tiệc thịt nướng Nam Phi truyền thống. Tình nguyện và thực tập bản địa cũng là những trải nghiệm mà bạn đừng bao giờ bỏ lỡ. 

 

Hải Anh

DHS tại Nam Phi


Source : dantri[dot]com[dot]vn
 
Copyright © 2013 WEB DU HỌC
Share by BITtemplates
    Twitter Facebook Google Plus Vimeo Videosmall Flickr YouTube